Trám răng có tiêm thuốc tê không? Trám răng tức là sử dụng chất trám đắp lên chiếc răng bị hư tổn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó cải thiện chức năng ăn nhai và vẻ đẹp cho hàm răng, giúp bệnh nhân tự tin hơn. Kỹ thuật nha khoa này không quá phức tạp nên nhiều người thắc mắc có cần phải sử dụng thuốc tê khi trám răng không.
Sử dụng thuốc tê chính là giải pháp được đưa ra nếu tác động vào răng miệng gây đau nhức. Đối với trường hợp trám răng, có cần phải tiêm tê không? Câu trả lời sẽ có trong nội dung mà Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn cung cấp đến bạn ngay sau đây.
Nội Dung Bài Viết
Trám răng có tiêm thuốc tê không?
Trám răng là hình thức sử dụng vật liệu nha khoa đắp lên răng, cải thiện tình trạng sứt mẻ, giúp làm đầy khoảng trống trên răng. Các vật liệu nhân tạo như Composite hay Amalgam được đánh giá là an toàn, đảm bảo cải thiện tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của răng. Nếu sử dụng vật liệu để trám răng đúng kỹ thuật, quá trình này sẽ diễn ra nhanh chóng, không gây đau nhức hay khó chịu quá nhiều.
Trên thực tế, việc trám răng diễn ra đơn giản, nhanh chóng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, giúp nâng cao tuổi thọ của vết trám và bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc trám răng có tiêm thuốc tê không?
Trám răng thường áp dụng trong các trường hợp như răng bị khiếm khuyết, răng thưa ở mức độ nhẹ hoặc răng bị sâu đã hình thành lỗ sâu lớn. Vì là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, nên sẽ có lúc bác sĩ gây tê, nhưng cũng có trường hợp bác sĩ không sử dụng thuốc tê.
Trường hợp cần gây tê
Bệnh nhân cần gây tê khi buộc phải xử lý chiếc răng bị sâu nặng. Vi khuẩn đã phá hủy cấu trúc răng và lan vào tủy răng. Lúc này bác sĩ phải chữa tủy răng hoặc lấy hết tủy răng đã chết ra ngoài. Quá trình lấy tủy răng gây đau nhức, nên bác sĩ sẽ gây tê để kiểm soát tình trạng này.
Trường hợp không cần gây tê
Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng sau thì không cần dùng thuốc tê khi trám răng:
- Chiếc răng bị sâu nhẹ, vi khuẩn chưa tấn công vào tủy răng. Lúc này chỉ cần nạo sạch mảng sâu răng bên ngoài và đắp chất trám lên, không cần gây tê.
- Trám răng thưa, khoảng cách giữa hai răng nhỏ, tầm 2mm, không xâm lấn, không gây đau.
- Răng bị sứt mẻ nhỏ do các tác động va đập, cắn nhai đồ cứng.
- Răng bị mòn cổ chân răng nhẹ, sử dụng lớp trám để bảo vệ răng.
Như vậy, chiếc răng bị tổn thương ở mức độ nhẹ, không quá đáng kể. Bác sĩ chỉ cần loại bỏ một ít mô răng, rồi đắp chất trám răng lên trên, bệnh nhân không bị đau nhức nhiều, không cần phải dùng đến thuốc tê. Chung quy lại, bạn muốn biết đối với tình trạng răng của bản thân, có cần tiêm thuốc tê hay không hãy đến phòng khám gặp trực tiếp bác sĩ.
Tiêm thuốc tê khi trám răng cần chú ý điều gì?
Gây tê khi trám răng là một kỹ thuật đơn giản, tuy nhiên cần chú ý những điều sau đây:
- Đảm bảo liều lượng thuốc tê thích hợp đối với từng trường hợp, không lạm dụng thuốc tê sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.
- Những người bị dị ứng với thuốc tê phải thông báo với bác sĩ, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
- Một vài bệnh nhân không có phản ứng với thuốc tê, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khác nhằm kiểm soát cơn đau nhức nếu như phải trám răng lấy tủy.
Các loại thuốc gây tê thường được sử dụng khi trám răng
Việc sử dụng thuốc gây tê trong nha khoa cần phải thực hiện dưới sự kiểm soát của bác sĩ, người có chuyên môn cao và dùng trong liều lượng cho phép. Dưới đây là một số loại thuốc gây tê được sử dụng khi trám răng bạn nên biết:
- Lidocaine: Thuốc này đã được dùng phổ biến trong y khoa nhiều năm qua, tác dụng làm tê kéo dài từ 1 - 2 giờ, phù hợp với nhiều tình trạng răng cần xử lý như trám răng hoặc nhổ răng đơn giản.
- Mepivacaine: Thuốc gây tê khá mạnh Mepivacaine, thời gian làm tê kéo dài đến 3 giờ, thường sẽ được ứng dụng cho trường hợp lấy tủy răng phức tạp trước khi trám răng.
- Articaine: Thuốc gây tê Articaine, có tác dụng tầm 1 - 2 giờ, cũng có thể áp dụng trong các trường hợp trám răng. Tuy nhiên, hạn chế của Articaine chính là không phù hợp với những bệnh nhân có cơ địa quá nhạy cảm, bởi chúng có gây ra một vài tác dụng phụ như dị ứng.
Quá trình trám răng tiêm tê diễn ra như thế nào?
Bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “Trám răng có tiêm thuốc tê không?” rồi, tiếp đến hãy tham khảo quy trình trám răng đạt chuẩn, được áp dụng tại nha khoa uy tín. Quy trình trám răng được đánh giá đơn giản, nhanh chóng hơn so với các thủ thuật khắc phục răng miệng khác. Sau khoảng 15 - 30 phút, hoặc các trường hợp đơn giản hơn thì chỉ cần 10 phút là đã hoàn tất việc trám răng. Các bước trám răng cụ thể như sau:
- Thăm khám, tư vấn: Đầu tiên, bệnh nhân phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra vùng răng cần trám. Xác định mức độ nặng/nhẹ của chiếc răng sâu và vật liệu trám răng sử dụng.
- Làm sạch răng miệng: Bước này quan trọng, bác sĩ vệ sinh thật kỹ khoang miệng của bạn bằng nước súc miệng chuyên dụng, rồi tiếp đến sát trùng khu vực cần trám răng. Điều này đảm bảo vi khuẩn gây hại không có cơ hội hoành hành gây ảnh hưởng tới chiếc răng của bệnh nhân sau này.
- Gây tê, lấy tủy (nếu có): Đối với những trường hợp trám răng sâu hư tủy, bác sĩ sẽ tiêm tê, rồi lấy hết tủy răng đã chết ra ngoài. Làm sạch hết mảng bám thức ăn mắc lại trong lỗ sâu. Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng tạo hình xoang trám thích hợp để đắp lên khu vực trống trên răng.
- Tiến hành trám răng: Bác sĩ nhẹ nhàng cho dung dịch axit lên răng, sau đó phủ keo tạo độ dính, chiếu đèn để chúng khô lại. Cho vật liệu trám răng lên trên, tạo hình để chúng phù hợp với vùng răng cần trám. Khi nhận thấy vết trám đã đẹp như yêu cầu, chiếu đèn lên để chất trám và răng hình thành một khối đồng nhất. Đợi chúng khô hoàn toàn, làm nhẵn bề mặt răng, đánh bóng, giúp miếng trám bền chắc hơn với răng.
Như vậy, bạn đã xử lý xong chiếc răng bị khiếm khuyết, có thể tự tin ăn nhai cũng như cải thiện tính thẩm mỹ. Tuy nhiên vết trám có tuổi thọ không cao, khoảng vài năm chúng sẽ bị rơi ra, bạn cần phải đến nha khoa để bác sĩ trám lại hoặc áp dụng phương pháp nha khoa khác, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Các vật liệu trám răng sử dụng nhiều hiện nay
Phương pháp trám răng trở thành sự lựa chọn đầu tiên của nhiều người khi gặp phải tình trạng sứt mẻ, sâu răng hay tổn thương cấu trúc răng ở mức độ nhẹ. Hiện tại, có nhiều vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến nhằm mang đến hiệu quả cao trong việc phục hình răng. Cụ thể như:
Vật liệu trám răng Amalgam
Chất trám răng Amalgam được ứng dụng từ rất lâu, nó còn có tên gọi khác là hỗn hống. Vật liệu này chính là sự kết hợp giữa thủy ngân và một vài kim loại khác với tỷ lệ thích hợp. Khi đắp lên chiếc răng bị khiếm khuyết sẽ cải thiện hình dáng và chức năng ăn nhai. Điều đặc biệt nhất của Amalgam chính là chống mài mòn cao, giá thành rẻ, sử dụng phổ biến.
Nhưng hạn chế lớn nhất của Amalgam là không đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ. Lớp trám hiển thị rõ ở bề mặt răng, chỉ dùng được cho răng hàm, không nên sử dụng cho răng cửa. Ngoài ra, do thành phần có chứa thủy ngân nên Amalgam không phù hợp với những người có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ mang thai, trẻ em,...
Vật liệu trám răng Composite
Khắc phục được sự hạn chế về tính thẩm mỹ khi chọn chất trám Amalgam. Vật liệu Composite ra đời trở thành một bước tiến mới trong công cuộc cải thiện chiếc răng bị khiếm khuyết của bệnh nhân, được nhiều người đánh giá cao và lựa chọn.
Trong nha khoa, Composite là một loại nhựa tổng hợp, đã được kiểm định về mức độ an toàn, có màu sắc tương tự răng thật, chúng nằm ổn định và liên kết với răng, không xảy ra phản ứng trong môi trường ẩm ướt của khoang miệng. Composite với màu sắc trắng ngà, gần giống với màu răng nguyên thủy nên có tính thẩm mỹ cao. Chất liệu trám răng này có tính dẻo, dễ dàng tạo hình nên sẽ phù hợp với vị trí cần trám răng, miếng trám Composite có tuổi thọ kéo dài 5 - 7 năm.
Trám răng Inlay/ Onlay
Kỹ thuật này phức tạp hơn so với việc sử dụng hai chất trám được kể ở trên. Tuy nhiên thì nó đang dẫn đầu xu hướng về kỹ thuật trám răng an toàn, thẩm mỹ vượt trội, được sử dụng nhiều ở phòng khám nha khoa.
- Trám răng Inlay tức là sử dụng một miếng trám răng đã thiết kế sẵn, phù hợp với chiếc răng bị tổn thương, bác sĩ đắp chúng lên trên vị trí cần trám. Hình thức này phù hợp cho chiếc răng sâu bị nứt vỡ mà chưa ảnh hưởng tới hình dạng răng.
- Trám răng Onlay dùng miếng trám lớn để lấp đầy tổn thương trên bề mặt răng khi hình dáng răng đã bị ảnh hưởng. Miếng trám phủ lên trên vào 2 mặt hoặc nhiều mặt răng, đảm bảo khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
Trám răng ở đâu an toàn?
Trám răng có thể gây tê hoặc không, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cụ thể. Điều mà bệnh nhân cần quan tâm nhất chính là chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để quá trình trám răng diễn ra nhanh chóng, an toàn, hạn chế rủi ro. Nếu đang có nhu cầu trám răng, bạn hãy đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, tại đây có các bác sĩ giàu kinh nghiệm, trực tiếp kiểm tra chiếc răng bị tổn thương và đưa ra phương án trám răng hiệu quả.
Bác sĩ có chuyên môn cao, sử dụng thuốc tê với lượng vừa phải nhằm kiểm soát sự khó chịu của bạn. Đảm bảo quá trình trám răng diễn ra hiệu quả, bạn sẽ có được một chiếc răng mới ăn nhai tốt hơn và đạt tính thẩm mỹ cao.
Trám răng có tiêm thuốc tê không? Câu hỏi này đã được giải đáp cụ thể, việc sử dụng thuốc tê khi trám răng cần phải do bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm quyết định. Bạn hãy đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc khắc phục nhanh những chiếc răng bị tổn thương.