Niềng răng có ăn cơm được không? Ăn uống khi niềng răng

Theo dõi: Google News
Nghe đọc:
 
4.5/5 - (24 bình chọn)

Niềng răng có ăn cơm được không? Cơm là món ăn chính, nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Điều này đã khiến nhiều người lo lắng liệu hệ thống khí cụ chỉnh nha có làm ảnh hưởng tới việc ăn cơm hay không. Trong bài viết này Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ đưa ra giải đáp cụ thể về vấn đề ăn uống khi đang đeo niềng.

Niềng răng là phương pháp nha khoa hữu hiệu khắc phục nhược điểm trên hàm răng. Dựa vào khí cụ chỉnh nha được thiết kế riêng cho từng người, việc niềng răng diễn ra an toàn. Tuy nhiên, muốn kết quả chỉnh nha đạt kết quả cao thì phải chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày.

Niềng răng có ăn cơm được không? Ăn uống khi niềng răng 1
Niềng răng có ăn cơm được không*

Niềng răng có ăn cơm được không?

Niềng răng cải thiện tình trạng răng mọc lộn xộn, hô móm, răng thưa,... Bác sĩ sẽ gắn mắc cài hoặc thiết kế khay niềng để bệnh nhân đeo lên răng. Sau một thời gian đeo niềng, các răng được sắp xếp theo đúng kế hoạch được đưa ra, cải thiện khiếm khuyết trên hàm răng và giúp bệnh nhân sở hữu một nụ cười rạng ngời.

Chính vì sự xuất hiện của hệ thống khí cụ làm cho nhiều người lo lắng về khả năng ăn uống trong suốt hành trình niềng răng. Đã có trường hợp người niềng răng bị sụt cân, hóp má do không ăn uống được vì khó chịu. Tuy nhiên, nếu như bạn lựa chọn loại khí cụ phù hợp, thực hiện niềng răng tại nha khoa uy tín và làm đúng như hướng dẫn của bác sĩ thì việc niềng răng diễn ra suôn sẻ, chức năng ăn nhai không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Niềng răng có ăn cơm được không? Ăn uống khi niềng răng 2
Niềng răng có được ăn cơm không*

Như vậy, niềng răng có ăn cơm được không? Bạn vẫn ăn cơm bình thường dù đang đeo niềng. Chỉ cần nhai chậm lại, ăn uống từ tốn, thì hệ thống khí cụ chỉnh nha vẫn ổn định trên răng, không bị ảnh hưởng gì. Thật ra thì khí cụ chỉnh nha vẫn sẽ gây vướng víu trong một số trường hợp, cho nên ở giai đoạn đầu, tầm 1 - 2 tuần bạn sẽ gặp một số vấn đề về việc ăn uống. Bởi lẽ, sự xuất hiện của khí cụ chỉnh nha khiến cho cơ thể chưa kịp “làm quen”. Cần phải có một thời gian để khoang miệng thích ứng với vật lạ. Khi đó, việc ăn uống sẽ trở nên dễ dàng hơn, không còn vướng víu nhiều như trước nữa.

Khi vừa gắn mắc cài, dây cung, khoảng 1 - 2 ngày đầu, lực tác động từ dây cung kéo siết hàm nên bạn có cảm giác hơi ê buốt. Bạn hãy ăn các món dễ nuốt, dễ nhai, không cần lực tác động nhiều để tránh gây đau nhức. Bác sĩ thường sẽ khuyến khích bạn ăn cháo, súp, những ngày sau, khi hàm răng đã ổn định, bạn ăn cơm bình thường.

Các lưu ý giúp cho người niềng răng ăn uống bình thường

Phần trên đã giải đáp cho bạn niềng răng có ăn cơm được không rồi, bạn vẫn ăn cơm vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể. Để có thể ăn uống bình thường khi đang niềng răng, bạn hãy chú ý những điều sau đây:

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Chọn thực phẩm phù hợp ngay từ đầu cực kỳ quan trọng, nó giúp việc ăn nhai diễn ra hiệu quả, không ảnh hưởng tới khí cụ niềng răng.

Những món nên ăn:

  • Hãy chọn thực phẩm mềm: Khi niềng răng, bạn ăn nhiều món luộc, hấp, các món ăn được chế biến kỹ lưỡng, mềm, không cần phải tác dụng lực nhai quá nhiều.
  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng: Bổ sung thêm các loại khoáng chất, canxi, có trong nhóm thực phẩm như cá, thịt. Đặc biệt ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, bổ sung thêm sữa và các chế phẩm làm từ sữa.
Niềng răng có ăn cơm được không? Ăn uống khi niềng răng 3
Lựa chọn thực phẩm phù hợp*

Những món không nên ăn:

  • Các món ăn có độ giòn cao, thực phẩm cứng đòi hỏi phải cắn nhai mạnh như bắp ngô, đá lạnh, kẹo cứng,...
  • Những món có tính dẻo dễ mắc lại trong kẽ răng và mắc cài như bánh dày, kẹo dẻo,...
  • Đồ ăn chứa nhiều đường như trà sữa, bánh kẹo, nước ngọt,... Những món này dễ bám lại trên bề mặt răng, mắc cài, gây ra sâu răng và hôi miệng.
  • Món ăn dễ bám màu răng, làm mắc cài và răng bị ố vàng, mất thẩm mỹ như nghệ tươi, đồ ăn cay nồng chứa nhiều ớt,...

Cách ăn uống khi đeo niềng

Bạn đã biết được thực phẩm nên ăn cũng như thực phẩm cần tránh khi đang niềng răng. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách ăn uống khi đeo niềng tránh làm hỏng khí cụ chỉnh nha và ảnh hưởng tới quá trình niềng răng, cụ thể như sau:

Cắt nhỏ thức ăn

Khi đang đeo niềng, để giảm bớt áp lực lên hàm răng, bạn hãy cắt nhỏ đồ ăn ra trước khi ăn. Điều này sẽ hạn chế tình trạng đau nhức, ê buốt mỗi khi nhai, ngăn chặn tình trạng thức ăn mắc trong mắc cài hay làm hư hại khí cụ chỉnh nha. Đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra suôn sẻ, việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.

Đối với những bệnh nhân sử dụng niềng răng tháo lắp, khi ăn nhai cần tháo khay niềng ra. Ăn xong, vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi đeo khay niềng vào trở lại để không làm biến dạng và đổi màu khay niềng.

Nhai bằng răng hàm

Khi vừa mới niềng răng, hàm răng có sự nhạy cảm, lúc này bạn hãy sử dụng răng hàm để nhai, hạn chế dùng răng cửa vì chúng sẽ gây khó chịu. Đặc biệt, nếu cắn xé thực phẩm ở răng cửa nhiều dễ làm vùng răng này chịu một lực lớn, tạo cảm giác đau nhức, thậm chí là ê buốt. Có một số trường hợp, mắc cài ở răng cửa bị rơi ra bất ngờ, khiến cho quá trình chỉnh nha bị gián đoạn.

Niềng răng có ăn cơm được không? Ăn uống khi niềng răng 4
Cách ăn uống khi đeo niềng*

Ăn chậm, từ tốn

Vào những ngày đầu mới đeo khí cụ niềng răng, hàm răng của bạn sẽ có dấu hiệu khá đau nhức. Cho nên, hãy ăn uống từ tốn, đừng ăn nhai quá mạnh sẽ làm cho răng bị viêm, đau. Ăn uống chậm rãi cũng giúp bạn kiểm soát tốt lực nhai, tránh gây ra cảm giác khó chịu nhiều hơn trong khoang miệng.

Uống nhiều nước sau khi ăn

Bạn uống nhiều nước khi ăn sẽ giúp dọn sạch các mảng bám còn sót lại. Ngoài ra, sử dụng đủ nước cũng giúp cho bạn duy trì độ ẩm cần thiết, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn có hại, đảm bảo không gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Một vài biện pháp hạn chế đau nhức khi niềng răng

Sự tồn tại của khí cụ chỉnh nha trong giai đoạn đầu sẽ gây ra một số vấn đề không mong muốn. Dĩ nhiên cảm giác khó chịu sẽ nhanh chóng qua đi, bệnh nhân sẽ quen dần với hệ thống khí cụ trong khoang miệng. Để giúp bạn có cảm giác thoải mái hơn khi đeo niềng, dưới đây là một vài biện pháp giảm đau nhức hiệu quả khi niềng răng.

  • Sử dụng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch hết vi khuẩn có hại trong khoang miệng của bạn.
  • Đối với niềng răng mắc cài, bạn bôi sáp ở mắc cài để các cạnh của chúng không tác động lên mô mềm, hạn chế tình trạng đau nhức và chảy máu.
  • Dù có khó chịu bạn cũng không được dùng tay sờ vào mắc cài cũng như hàm răng của mình.
  • Ăn nhai chậm rãi, chọn các loại thực phẩm thích hợp, tránh dùng lực nhai nhiều.
  • Không vận động mạnh, không chơi các môn thể thao mạo hiểm, điều này hạn chế lực tác động từ bên ngoài, va chạm làm hỏng mắc cài, biến dạng khay niềng.
  • Trong trường hợp cảm giác đau nhức diễn ra thường xuyên, bạn rửa tay thật sạch, sau đó massage vùng nướu nhẹ nhàng, giúp máu lưu thông và đẩy lùi sự khó chịu.
Niềng răng có ăn cơm được không? Ăn uống khi niềng răng 5
Biện pháp hạn chế đau nhức khi niềng răng*

Vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng như thế nào?

Nếu chỉ quan tâm tới chế độ ăn uống khi niềng răng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải biết cách vệ sinh răng miệng để quá trình niềng răng không bị gián đoạn. Đó là chưa kể, vì có sự xuất hiện của khí cụ chỉnh nha nên thức ăn tồn tại trên mắc cài rất nhiều. Cần phải loại bỏ thật kỹ để chúng không phát triển, phá hủy cấu trúc răng, gây viêm nha chu và khiến cho khoang miệng có mùi khó chịu. Khi bước vào giai đoạn chỉnh nha, hãy chú ý vệ sinh răng miệng như sau:

  • Đánh răng đều đặn mỗi ngày: Hãy mua bàn chải kẽ răng, dành riêng cho người đang niềng răng để nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng. Hoặc đầu tư bàn chải điện, áp dụng lực rung vừa phải của sản phẩm, giúp mảng bám trên răng được rơi ra hoàn toàn.
  • Dùng chỉ nha khoa đúng cách: Vì có khí cụ niềng răng nên bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa khéo léo, đặt sợi chỉ vào vị trí đúng, đừng để chúng bị mắc lại trên mắc cài.
  • Dùng nước súc miệng: Người niềng răng thường sẽ bị hôi miệng do khó vệ sinh sạch sẽ hơn người bình thường. Cho nên, hãy sử dụng thêm nước súc miệng để hơi thở thơm mát, một vài loại nước súc miệng lành tính chứa hương liệu như bạc hà sẽ giúp cho bạn tự tin hơn, loại bỏ hoàn toàn cảm giác hôi miệng.
Niềng răng có ăn cơm được không? Ăn uống khi niềng răng 6
Dùng bàn chải kẽ răng*

Câu hỏi liên quan đến niềng răng

Ngoài vấn đề niềng răng có ăn cơm được không mà chúng tôi đã giải đáp. Ở phần cuối của bài viết, chúng tôi sẽ trả lời thêm một số câu hỏi liên quan về niềng răng được đông đảo bệnh nhân thắc mắc.

Niềng răng ăn kem được không?

Kem là thực phẩm lạnh, dễ làm cho răng bị ê buốt, vì lúc này hàm răng đang chịu lực từ khí cụ chỉnh nha nên khá nhạy cảm. Bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm có nhiệt độ thấp, bao gồm cả kem để tránh trường hợp bị đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, những ai đã quen với khí cụ niềng răng và rất muốn ăn kem vẫn có thể ăn món này, nhưng đừng ăn quá nhiều nhé.

Niềng răng có được ăn mì không?

Bạn vẫn ăn mì bình thường khi đang niềng răng, vì sợi mì làm từ bột nên mềm, không cần phải nhai nhiều. Nhưng có một điều bạn cần chú ý đó là nước dùng của mì phải nấu ít gia vị, không nên dùng các chất tạo màu như nghệ, dầu màu điều. Bởi những gia vị này dễ bám màu răng, mắc cài, làm mất tính thẩm mỹ của hàm răng.

Niềng răng có ăn cơm được không? Ăn uống khi niềng răng 7
Niềng răng ăn uống như thế nào*

Đang niềng răng có uống bia được không?

Hầu hết các cuộc vui đều không thể thiếu đồ uống có cồn, cho nên nhiều người thắc mắc liệu niềng răng có được uống bia không? Bạn vẫn uống bia được, nhưng đừng uống quá nhiều. Sau khi uống bia cần súc miệng thật sạch sẽ để không làm ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.

Niềng răng có ăn cơm được không? Chúng tôi xin khẳng định lại, bạn vẫn ăn cơm bình thường sau khi niềng răng. Tuy nhiên, hãy ăn uống từ tốn, nhai đều ở cả hai hàm và chú ý vệ sinh răng miệng sau khi ăn để quá trình niềng răng được thành công như mong đợi. Bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn có hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống dành cho người niềng răng, bạn hãy tuân thủ để tránh gặp phải những vấn đề đáng tiếc nhé.

Để lại một bình luận

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
CHUYÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT TOÀN HÀM ALL ON 4

Là thành viên chính thức tại Việt Nam của Malo Dental, là đơn vị đào tạo Implant All On 4 chính thống khu vực ASEAN

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - BV