Sai khớp cắn biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau bao gồm khớp cắn chéo, khớp cắn sâu, khớp cắn đối đầu, khớp cắn hở, khớp cắn ngược, khớp cắn hô vẩu. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhận diện các loại sai lệch khớp cắn và giải pháp khắc phục hiệu quả nhé!
Nội Dung Bài Viết
Rối loạn khớp cắn vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của toàn hàm. Vậy nên, nếu không may bị sai lệch khớp cắn, các bạn nên đến Nha khoa điều trị sớm để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn
Khớp cắn bị lệch khiến cho hai hàm răng mất cân đối, dẫn đến biến dạng khuôn miệng và ăn uống vô cùng khó khăn. Vậy có phải sinh ra khớp cắn đã lệch chuẩn hay còn do những nguyên nhân chủ quan nào khác ?
Sai lệch khớp cắn và cách điều trị dành cho từng loại sai khớp cắn
Di truyền
Khớp cắn hai hàm bị mất cân xứng 1 phần là do di truyền. Nếu bố mẹ có cung hàm và răng không cân đối thì nguy cơ con cái cũng sẽ bị sai khớp cắn.
Quá trình phát triển của răng hàm
Một số vấn đề rối loạn trong quá trình phát triển răng hàm như thiếu răng bẩm sinh, răng mọc ngầm, hình thể răng bất thường,…sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc xương và răng, trong đó có vấn nạn sai khớp cắn.
Chấn thương
Chấn thương do tai nạn hoặc va chạm lầm mất răng sữa hoặc răng vĩnh viễn sớm khiến cấu trúc toàn hàm bị sai lệch.
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, các loại sai khớp cắn còn do một số thói quen xấu như mút tay, đá lưỡi và thở bằng miệng,…Trên đây là toàn bộ tác nhân khiến bạn bị rối loạn khớp cắn và ở nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về từng loại sai lệch khớp cắn nhé!
Dấu hiệu nhận biết các loại sai lệch khớp cắn
Vấn đề sai lệch khớp cắn được chia thành 6 loại là khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, khớp cắn hở, khớp cắn hô móm, khớp cắn đối đầu và khớp cắn chéo:
Khớp cắn hô vẩu
Tình trạng này được xếp vào nhóm sai khớp cắn loại 1 với những biểu hiện cụ thể để bạn nhận biết như sau:
Hàm trên bị đẩy ra trước khiến miệng nhọn và môi trề
Nhóm răng hàm của hai hàm vẫn tiếp xúc được với nhau
Nhóm răng cửa của hàm trên sẽ bao phủ hoàn toàn hàm dưới
Khớp cắn lệch khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn
Khớp cắn ngược
Dạng này thuộc nhóm sai khớp cắn loại 2 và tồn tại với tên gọi quen thuộc là móm với các đặc điểm như sau:
Phần cằm dưới bị nhô ra phía trước khiến gương mặt bị gãy nét
Răng cửa hàm trên nằm gọn trong răng cửa hàm dưới
Răng hàm vẫn có thể tiếp xúc được với nhau
Khớp cắn đối đầu
Dạng sai lệch khớp cắn hạng 3 này còn được gọi là khớp cắn đối đỉnh và rất dễ bị nhầm lẫn với khớp cắn chuẩn, tuy nhiên bạn hãy dựa vào đặc điểm dưới đây để phân biệt:
Các đường nét trên gương mặt hoàn toàn bình thường
Răng hàm không thể chạm nhau hoặc chạm nhưng không sát
Răng cửa hai hàm tiếp xúc với nhau ở đỉnh răng
Khới cắn hở
Dạng sai khớp cắn loại 4 này rất dễ nhận biết với các loại sai khớp cắn còn lại bởi những dấu hiệu rõ rệt như:
Răng cửa hai hàm không chạm tới nhau tạo ra một khoảng hở
Lưỡi bị lộ khi đóng miệng và không thể cắn xe thức ăn
Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng sai khớp cắn loại 5 với đặc điểm nhận dạng là nhóm răng cửa hàm trên che khuât nhóm răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm dưới chạm vào nướu của hàm trên.
Khớp cắn chéo
Đây là dạng sai khớp cắn cuối cùng trong 6 loại sai lệch khớp nhai và đặc điểm nhận diện là nhóm răng hàm lẫn răng cửa đều bị xô lệch. Cùng trên một khuôn hàm, thế nhưng đoạn thì giống như móm và đoạn thì giống như hô.
Lựa chọn phương pháp chỉnh khớp cắn phù hợp
Cách điều trị sai lệch khớp cắn hiệu quả
Để điều chỉnh khớp cắn, phương pháp niềng răng là lựa chọn lý tưởng nhất. Tuy nhiên, một số trường hợp rối loạn khớp cắn do xương hàm thì bác sĩ buộc phải phẫu thuật nắn chỉnh xương.
Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân và mức độ sai lệch khớp cắn để lựa chọn cách điều trị sai lệch khớp cắn tốt nhất cho bệnh nhân. Vậy nên, các bạn hãy đến nha khoa thăm khám và kiểm tra cấu trúc răng hàm, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều chỉnh khớp cắn hiệu quả và nhanh chóng.
GỌI TƯ VẤN 24/7
1800 6836
TỔNG ĐÀI ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
1800 6578
ĐIỆN THOẠI

08 2872 4902
ĐIỆN THOẠI

08 2872 4902
BÀI BÁO VỀ CHÚNG TÔI