Chảy máu chân răng là việc không nên xem nhẹ

Theo dõi: Google News
Nghe đọc:
 
4.5/5 - (38 bình chọn)

Chảy máu chân răng nguyên nhân và giải pháp cho bạn yên tâm khi gặp phải bệnh lý này. Đây là tình trạng mà rất nhiều người phải đối diện với sức khỏe răng miệng của mình. Nha khoa sẽ đưa ra các thông tin hữu ích, dễ hiểu và dễ nắm bắt, bạn tham khảo từ đó phòng tránh và điều trị nếu như đang bị bệnh lý chảy máu chân răng.

Nướu khỏe mạnh thì răng của bạn sẽ khoẻ mạnh. Nướu có nhiệm vụ bao quanh chân răng, nâng đỡ răng, bảo vệ sự chắc khỏe của răng. Vì vậy khi có sự bất ổn về tình trạng của nướu bạn dễ dàng biết được, biểu hiện đầu tiên chắc chắn là thay đổi màu sắc của nướu. Mời bạn cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến chảy máu chân răng sau đây nhé.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Cách khắc phục 1
Chảy máu chân răng

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Nguyên nhân chảy máu chân răng có rất nhiều yếu tố gây ra, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đến với giải pháp điều trị. Mỗi nguyên nhân sẽ được chia sẻ cụ thể, vì vậy sau khi tham khảo bạn dễ dàng nắm bắt.

Bệnh lý viêm lợi

Viêm lợi nguyên nhân dẫn đến là do các mảng bám lâu ngày trên răng giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến lợi. Khi tình trạng viêm xuất hiện, theo thời gian lâu dài lợi yếu đi việc va chạm nhẹ hay hoạt động khi ăn uống.

Bệnh lý viêm nha chu

Khi vi khuẩn gây bệnh mà không được điều trị, bệnh sẽ phát triển qua giai đoạn nặng khá là nhanh. Như vậy viêm nướu để vậy sẽ dẫn đến viêm nha chu. Biểu hiện đó là nướu bị tổn thương nặng, các cấu trúc xương nâng đỡ ở chân răng bị phá huỷ, bệnh lý này không chỉ gây ra vấn đề chảy màu mà dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Áp xe răng

Đó là ở chân răng của bạn xuất hiện các túi mủ nhỏ do vi khuẩn gây ra. Trường hợp này không chỉ là chảy máu chân răng mà bạn phải đối diện với nhiều biểu hiện khác như: đau nhức, sưng vùng mặt, sốt cao,… đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn rơi vào tình trạng áp xe răng cần phải điều trị để hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Cách khắc phục 2
Áp xe răng

Bị ung thư khoang miệng

Nguyên nhân chảy máu chân răng không chỉ là các bệnh lý về răng và nướu, đó cũng là biểu hiện bệnh nghiêm trọng khác. Khi bị ung thư khoang miệng sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc. Dấu hiệu để bạn nhận biết đó là: lở miệng, chảy máu chân răng, hôi miệng, đặc biệt ăn uống trở nên khó khăn, nướu răng bị sưng, ngoài ra khoang miệng còn nổi hạch,… (trong đó chảy máu chân răng là do khối u ác tính phát triển làm chèn ép đến cơ quan lân cận, xâm lấn mô nướu, niêm mạc miệng). Đây là các dấu hiệu bất thường vì vậy bạn cần tới thăm khám gấp tại nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra kết quả chính xác nhất.

Do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân khiến hàm lượng đường trong máu cao. Khiến hàm lượng đường trong nước bọt quanh răng và phần dưới nướu tăng, đây là yếu tố giúp vi khuẩn phát triển mạnh khiến sức khỏe răng miệng của bạn bị ảnh hưởng, đó là bệnh viêm nướu chân răng. Nướu bị viêm, tấy đỏ, sưng lên. Vì vậy khi bị bệnh tiểu đường bạn nên kiểm soát tốt lượng đường để hạn chế gặp phải những bệnh lý về răng miệng.

Do ung thư máu

Ngoài ra biểu hiện chảy máu chân răng có thể là do bị ung thư máu gây ra mà bạn không hề biết. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng đó là: tổn thương và viêm loét trong khoang miệng, tình trạng nướu bị sưng, màu sắc bầm tím nướu và lưỡi. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường này bạn cần đến nha khoa uy tín để thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng sớm.

Giảm tiểu cầu

Bị giảm tiểu cầu xuất hiện các vấn đề bầm tím trên da, nguy hiểm nữa là chảy máu trong và chảy máu nướu.

Thiếu vitamin C, K

Hai loại vitamin này rất cần thiết cho cơ thể cũng như tốt với sức khỏe răng miệng. Khi thiếu vitamin C, K vết thương không thể tự chữa lành, gây xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Cách khắc phục 3
Thiếu vitamin c và k

Đánh răng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách gây tổn thương cho các mô mềm xung quanh. Khi bạn sử dụng lực quá mạnh để chà sát răng, mục đích loại bỏ mảng bám, tuy nhiên đây là một hành động gây ra tình trạng hư hại men răng làm răng yếu đi, nướu bị ảnh hưởng.

Thuốc lá

Thuốc lá là một thói quen cực kỳ xấu nếu như ai sử dụng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng tới các vấn đề khác của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người vẫn giữ thói quen hút thuốc mỗi ngày. Đây là loại gây nghiện không thể bỏ được, chính vì vậy theo thời gian sử dụng răng sẽ bị đổi màu, miệng khô khiến vi khuẩn phát triển mạnh, là nguyên nhân xuất hiện bệnh viêm nướu răng dẫn đến chảy máu chân răng.

Nội tiết tố thay đổi

Trường hợp nội tiết tố thay đổi xảy ra với phụ nữ, như bước vào tuổi dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay thời gian mãn kinh. Sẽ làm cho nội tiết tố thay đổi khiến tăng lưu lượng máu đến nướu, gây ra vấn đề sưng đỏ và nhạy cảm hơn.

Sốt xuất huyết

Các trường hợp bị sốt xuất huyết nghiêm trọng sẽ gặp các dấu hiệu như: chảy máu chân răng hoặc mũi, nôn mửa, đau bụng dữ dội,… sẽ xuất hiện vào một đến hai ngày đầu.

Do chấn thương răng

Ngoài ra chấn thương răng do một số tác động bên ngoài có thể làm chảy máu chân răng.

Do cách dùng chỉ nha khoa

Không phải ai cũng biết cách sử dụng chỉ nha khoa, vô tình làm ảnh hưởng nướu gây ra vấn đề sưng và chảy máu chân răng là điều dễ hiểu. Khi dùng bạn cần thao tác cực kỳ nhẹ nhàng, thay vì buộc chỉ giữa các răng bạn cần trượt lên xuống theo đường cong của từng chiếc răng.

Do phẫu thuật nha khoa

Đối với các trường hợp nhổ răng, cấy ghép implant, lấy tủy răng,… dễ gặp phải tình trạng chảy máu chân răng do vết cắt trong mô nướu khi thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên bạn không phải quá lo lắng, vết thương sẽ lành trong một thời gian nhất định và không tái phát.

Qua rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng chảy máu chân răng, để không gặp các hậu quả ngoài ý muốn, bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín thực hiện thăm khám và điều trị sớm.

Chảy máu chân răng lâu ngày có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng lâu ngày có nguy hiểm không? Như chia sẻ ở trên về các nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu, nếu bạn không thăm khám sớm sẽ gặp các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Cách khắc phục 4
Ảnh hưởng tim mạch
  • Ảnh hưởng tới tình trạng tim mạch: Khi chảy máu chân răng diễn ra liên tục, kéo dài ngày có thể gây nhiễm trùng ngược lên các mạch máu từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch của bạn, cực kỳ nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai: Vi khuẩn từ nướu răng có thể lan truyền qua máu tăng nguy cơ sinh non hoặc thai bị nhẹ cân.

Để tránh các nguy hiểm cho sức khỏe của mình, nha khoa khuyên bạn cần điều trị khi có những dấu hiệu bất thường về vấn đề răng miệng. Bạn sẽ hạn chế các biến chứng, hậu quả nghiêm trọng mà bệnh lý này gây ra.

Cách xử lý chảy máu chân răng an toàn

Các cách sau đây sẽ giúp điều trị chảy máu chân răng hiệu quả, với nhiều cách làm được thực hiện đơn giản. Ai cũng có thể tự mình xử lý tại nhà giúp hạn chế tình trạng bệnh lý diễn ra nghiêm trọng hơn.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Cách khắc phục 5
Cách xử lý an toàn
  • Dùng gạc để cầm máu: Tình trạng máu chảy ở chân răng khi phát hiện bạn sử dụng một miếng gạc sạch, ẩm áp vào vị trí đang chảy máu, giữ nguyên vị trí đến khi máu ngừng chảy. Một số trường hợp đặc biệt do đề kháng yếu, hay các tình trạng y tế khác làm chậm quá trình đông máu, nên bạn cần kiên trì hơn trong cách xử lý cầm máu.
  • Sử dụng nước đá: Khi vết thương ở chân răng đau nhức, tình trạng cầm máu chưa ổn định, bạn có thể dùng một miếng gạc để vào hai đến ba cục đá nhỏ thực hiện áp và chườm ở vị trí bị bệnh. Nên thực hiện trong khoảng thời gian 10 phút, nếu không thấy cải thiện vấn đề chảy máu, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ thăm khám và điều trị cho bạn.
  • Nên dùng nước súc miệng: Tiếp đến dùng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa chảy máu chân răng. Bạn có thể dùng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng có chứa thành phần: chlorhexidine, hydrogen, peroxide,… hiện nay. Chúng đều có tác dụng điều trị tình trạng nướu bị đau, sưng và chảy máu cực kỳ hiệu quả.
  • Thay đổi bàn chải phù hợp: Có rất nhiều người sử dụng bàn chải quá lâu và không chịu thay, đây là nguyên nhân giúp vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng gây hại đến sức khỏe của răng. Vì vậy cần đổi bàn chải đúng thời gian sau hai đến ba tháng sử dụng, lựa chọn loại phù hợp với kích cỡ hàm răng để tiện lợi trong quá trình đánh răng mà không gây ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh, răng sẽ khỏe mạnh và không xảy ra vấn đề chảy máu chân răng.
  • Điều chỉnh cách dùng chỉ nha khoa đúng: Bạn nên tìm hiểu là cách sử dụng chỉ nha khoa đúng để không làm tổn hại đến chân răng, hạn chế vấn đề tổn thương mô mềm.
  • Từ bỏ các thói quen xấu: Các thói quen hút thuốc lâu ngày, sử dụng rượu bia thường xuyên, uống cafe mỗi sáng không súc miệng kỹ với nước sạch,… đây là yếu tố giúp vi khuẩn sâu răng phát triển. Bạn cần loại bỏ một số thói quen xấu, thay đổi cách sử dụng các đồ uống gây kích thích sẽ giúp răng khỏe mạnh hơn.
  • Lựa chọn các thực phẩm tốt: Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nên lựa chọn thực phẩm hữu ích giàu vitamin C, K để răng và nướu được khỏe mạnh hơn. Sử dụng các loại rau củ có tính mát và giòn giúp làm sạch răng trong các bữa ăn hiệu quả, hạn chế các vấn đề về nướu và những bệnh lý về răng.

Chảy máu chân răng là việc không nên xem nhẹ vì vậy qua nội dung bài viết này, với nhiều thông tin hữu ích được chia sẻ. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn nghĩ rằng bạn có thể tự mình điều trị và khắc phục trường hợp chảy máu chân răng nhẹ tại nhà. Chỉ khi nào rơi vào tình trạng nặng thì nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ khắc phục, hạn chế các hậu quả nghiêm trọng khác.

Để lại một bình luận

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
CHUYÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT TOÀN HÀM ALL ON 4

Là thành viên chính thức tại Việt Nam của Malo Dental, là đơn vị đào tạo Implant All On 4 chính thống khu vực ASEAN

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - BV