Có nên niềng răng khểnh hay không? Chiếc răng khểnh vốn được xem là biểu tượng của sự đáng yêu, nhưng liệu nó có thực sự hoàn hảo? Bạn đang phân vân có nên tạm biệt nụ cười răng khểnh để có một hàm răng đều đẹp hơn? Hãy cùng Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn phân tích về chiếc răng này để dễ dàng tạm biệt nó mà không cảm thấy tiếc nuối!
Răng khểnh tự nhiên và răng khểnh nhân tạo, hai khái niệm tưởng chừng như giống nhau nhưng lại mang đến những giá trị hoàn toàn khác biệt. Nhiều người ao ước có một chiếc răng khểnh duyên dáng, sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí lớn để sở hữu nó. Tuy nhiên, răng khểnh nhân tạo chỉ mang lại vẻ đẹp bề ngoài, trong khi răng khểnh tự nhiên lại là một phần cấu trúc của hàm răng. Chính vì vậy, hiểu rõ có nên niềng răng khểnh giúp chúng ta sở hữu hàm răng đều đẹp, đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài.
Nội Dung Bài Viết
Có nên niềng răng khểnh hay không?
Không phải ngẫu nhiên mà những người sở hữu răng khểnh lại phân vân liệu có nên niềng răng khểnh hay không. Mặc dù răng khểnh mang lại nét duyên dáng riêng, nhưng việc quyết định có nên niềng răng hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Răng khểnh mọc lệch tiềm ẩn nhiều nguy hại. Việc răng mọc chen chúc tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng, viêm lợi. Hơn nữa, răng khểnh cũng làm thay đổi khớp cắn, hạn chế chức năng ăn nhai. Vậy có nên niềng răng khểnh để khắc phục tình trạng này không? Câu trả lời là hoàn toàn nên.
Niềng răng khểnh không chỉ giúp hàm răng đều đẹp mà còn cải thiện chức năng ăn nhai, khớp cắn. Việc niềng răng khểnh có giúp người niềng răng tự tin hơn với nụ cười của mình không? Chắc chắn rồi! Một hàm răng đều đẹp sẽ giúp chúng ta thoải mái giao tiếp hơn rất nhiều. Thế nên đừng tiếc nuối chiếc răng khểnh nếu nhận được chỉ định nhổ bỏ răng khểnh - phục vụ cho việc chỉnh nha nhé!
Nói như thế, nhưng không có nghĩa là mọi trường hợp sở hữu răng khểnh đều được khuyên niềng răng. Bởi, cũng có những người sở hữu răng khểnh nhưng hàm răng của họ rất đều đẹp và khỏe mạnh. Với những đối tượng như thế, việc giữ lại răng khểnh dường như không hề ảnh hưởng đến sức khỏe nha khoa. Vậy nên, để chắc hơn có nên niềng răng khểnh hay không, hãy trực tiếp đến gặp nha sĩ để nhận được lời khuyên đúng đắn.
Quy trình niềng răng khểnh diễn ra như thế nào?
Với đôi bàn tay tài hoa và kiến thức chuyên môn sâu rộng, các bác sĩ chỉnh nha sẽ giúp chúng ta có được nụ cười hoàn hảo. Để dịch chuyển răng khểnh về đúng vị trí, bác sĩ áp dụng một quy trình điều trị tỉ mỉ, khoa học. Cùng tìm hiểu có nên niềng răng khểnh hay không với các bước di chuyển răng chuyên nghiệp dưới đây nhé!
Thăm khám và tư vấn
Sau khi đã nắm rõ tình hình răng miệng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp với mong muốn, điều kiện chi trả của khách hàng. Tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của răng khểnh, tình trạng xương hàm, bác sĩ đưa ra những gợi ý về loại khí cụ chỉnh nha. Đồng thời sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về đặc tính của khí cụ, các giai đoạn sẽ trải qua, vấn đề thường gặp.
Đặt lịch hẹn niềng răng
Ngay khi khách hàng và bác sĩ thống nhất phương pháp niềng răng, lịch hẹn thực hiện sẽ được lên kế hoạch cụ thể. Trong khoảng thời gian chờ đợi này, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề sẽ bắt tay vào việc thiết kế, chế tạo mắc cài niềng răng một cách tỉ mỉ.
Mọi thông số về cấu trúc răng hàm của người bệnh được thu thập từ quá trình khám, chụp X-quang được nhập vào hệ thống máy tính để tạo ra một bộ mắc cài hoàn toàn phù hợp, mang tính cá nhân hóa. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng này sẽ đảm bảo rằng quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
Thực hiện niềng răng khểnh
Chính thức bắt đầu hành trình niềng răng, bác sĩ gắn mắc cài lên từng chiếc răng một cách tỉ mỉ. Mắc cài sẽ được gắn chắc chắn vào răng bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng, đảm bảo sự cố định trong suốt quá trình điều trị.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung để kết nối các mắc cài lại với nhau và tạo ra lực tác động lên răng, giúp răng di chuyển như kế hoạch đề ra. Để tăng cường hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể sử dụng thêm các phụ kiện chỉnh nha khác như dây thun, lò xo... nhằm điều chỉnh lực tác động lên từng răng một cách chính xác.
TÌM HIỂU THÊM VỀ:
Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu?
Niềng răng khểnh giá bao nhiêu?
Hẹn lịch tái khám
Sau khi hoàn tất quá trình gắn mắc cài và điều chỉnh lực dây thun ban đầu, hành trình niềng răng sẽ bắt đầu một giai đoạn mới. Bệnh nhân thực hiện các lần thăm khám để được theo dõi sát sao tình trạng xê dịch của răng, xử lý các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình đeo niềng.
Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá sự thay đổi của răng so với lần khám trước đó và tiến hành điều chỉnh lực tác động lên răng một cách phù hợp. Quá đó điều chỉnh kịp thời những thay đổi bất ngờ, đảm bảo răng di chuyển đúng theo lộ trình đã định.
Niềng răng khểnh mất thời gian bao lâu?
Việc niềng răng như một bước ngoặt lớn thay đổi diện mạo gương mặt. Nếu đang cân nhắc niềng răng khểnh, vấn đề "mất bao lâu" chắc chắn luôn được quan tâm. Song, thực tế cho thấy, không có ca điều trị chỉnh nha nào giống nhau về mặt thời gian.
Yếu tố quyết định thời gian niềng răng
- Mức độ lệch lạc của răng: Trường hợp răng khểnh chỉ lệch nhẹ thường có thời gian niềng ngắn hơn so với các trường hợp răng lệch lạc phức tạp.
- Tình trạng xương hàm: Nếu xương hàm yếu hoặc có vấn đề, quá trình niềng răng có thể kéo dài hơn.
- Phương pháp niềng răng: Mỗi loại niềng răng (các loại mắc cài hay khay niềng) có thời gian điều trị không giống nhau.
- Sự hợp tác của bệnh nhân: Khách hàng hợp tác tuân thủ các chỉ định, lịch tái định kỳ theo kế hoạch của bác sĩ giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Tại sao thời gian niềng răng lại khác nhau ở mỗi người?
- Mức độ phức tạp của ca điều trị: Nếu răng khểnh kèm theo các vấn đề khác như hô, móm, răng chen chúc, quá trình niềng răng sẽ phức tạp hơn và kéo dài hơn.
- Tốc độ xê dịch răng: Tuy vào cung hàm, răng sẽ xê dịch với tốc độ khác nhau. Có người răng di chuyển nhanh, có người răng di chuyển chậm.
- Sự thay đổi trong quá trình điều trị: Trong quá trình niềng răng, có thể xảy ra những tình huống bất ngờ như răng bị lung lay, mắc cài bị bung... Điều này có thể làm gián đoạn quá trình điều trị, kéo dài thời gian niềng răng.
Trung bình, thời gian niềng răng khểnh kéo dài từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tương đối. Có những trường hợp chỉ cần niềng trong vòng 1 năm, nhưng cũng có những trường hợp phải kéo dài đến 3 năm hoặc hơn.
Chăm sóc răng khoa học trong quá trình chỉnh nha
Song song với việc điều chỉnh lực niềng, bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh một chế độ chăm sóc chỉnh nha hữu ích. Thực hiện ăn uống hợp lý và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng khoa học sẽ giúp bệnh nhân tránh được những rắc rối không đáng có như sâu răng, viêm lợi hay làm lỏng mắc cài.
Đánh răng bằng bàn chải chuyên dụng
Khác với bàn chải thông thường, bàn chải niềng răng có thiết kế đặc biệt để làm sạch tối ưu các khu vực xung quanh mắc cài. Khi đánh răng, nên chải kỹ từng răng, chú ý đến các kẽ răng, vùng tiếp xúc giữa răng với nướu, đặc biệt là các khu vực xung quanh mắc cài. Việc làm sạch kỹ lưỡng sẽ giúp làm sạch mảng bám thức ăn, ngăn chặn sâu răng, hiện tượng viêm lợi.
Súc miệng hàng ngày
Nước súc miệng chuyên dụng với công thức đặc biệt, giàu fluoride, giúp làm sạch sâu các kẽ răng và xung quanh mắc cài, bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Để đạt hiệu quả, nên súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa, giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn.
Hạn chế ăn đồ quá cứng hoặc quá dai
Trong quá trình niềng răng, nên hạn chế tối đa việc ăn các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai như lạc, hạt cứng, kẹo cứng, ô mai, thịt dai... Những loại thức ăn này có thể làm gãy mắc cài, làm lỏng dây cung hoặc làm tổn thương niêm mạc miệng. Thay vào đó, hãy ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, súp, trái cây mềm, rau luộc... để bảo vệ mắc cài, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ.
Không tự ý tháo bỏ niềng răng
Việc tự ý tháo bỏ mắc cài khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ là điều tuyệt đối không nên làm. Mỗi lần điều chỉnh lực, bác sĩ sẽ có những tính toán kỹ lưỡng để giúp răng di chuyển đúng theo kế hoạch. Nếu tự ý tháo mắc cài, quá trình di chuyển của răng sẽ bị gián đoạn, có thể dẫn đến tình trạng răng di chuyển trở lại vị trí cũ hoặc gây ra những biến chứng không mong muốn khác.
Không đẩy lưỡi hay ngậm các vật cứng
Trong quá trình niềng răng, việc đẩy lưỡi hoặc ngậm các vật cứng như bút chì, kẹo mút... là các thói quen thiếu lành mạnh, cần loại bỏ dần. Những hành động này có thể làm lệch lạc vị trí của mắc cài, gây ảnh hưởng đến lực tác động lên răng, làm kéo dài thời gian niềng răng. Ngoài ra, việc ngậm các vật cứng còn có thể làm tổn thương niêm mạc miệng, gây ra các vấn đề về răng miệng khác.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, tin chắc rằng bạn sẽ có cách nhìn nhận đúng đắn về chiếc răng khểnh của mình. Muốn sở hữu hàm răng khỏe mạnh, có giá trị về thẩm mỹ, tăng thêm sự tự tin trên gương mặt, hãy trực tiếp đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được nha sĩ kiểm tra, đưa ra lời khuyên có nên niềng răng khểnh hay không nhé!